Lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn là một trong những khâu quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh quán ăn, nhà hàng. Bài viết này của Điện Máy Đại Nam sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những yếu tố cần xem xét và tính toán khi lập dự toán cho việc mở quán ăn. Từ đó, bạn có thể quyết định mức đầu tư phù hợp và lên kế hoạch tài chính hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Tại sao nên lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, việc có một bảng dự toán chi phí mở quán ăn cụ thể là rất quan trọng. Điều này đảm bảo rằng bạn không chỉ đưa ra một con số tài chính tổng quát mà còn có một danh sách chi tiết về các khoản chi và tính toán cẩn thận các tình huống rủi ro có thể xảy ra, phù hợp với thực tế mà bạn sẽ đối mặt.

Bên cạnh đó, bảng dự toán chi phí mở quán ăn còn giúp bạn xác định được các phần như:

  • Nắm được số vốn đầu tư mở quán 
  • Giúp bạn thống kê danh sách những việc cần chuẩn bị
  • Quản lý rõ ràng từng khoản chi phí cho mỗi phần
  • Biết được những chi phí cố định phải trả hàng tháng
  • Dự đoán trước những khoản phí phát sinh
Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 1
Bảng dự toán chi phí mở quán ăn sẽ giúp bạn nắm được định hướng tài chính

Những chi phí phải có khi mở quán ăn

Để lập được bảng dự toán chi phí mở quán ăn chi tiết và sát thực tế, bạn cần xác định các loại chi phí bạn cần phải bỏ ra. Tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh mà bạn sẽ có những loại chi phí khác nhau. Thông thường, chi phí sẽ được phân ra thành hai loại bao gồm chi phí cố định và chi phí biến động. Dưới đây là những khoản chi cần có khi lập bảng dự toán.

Chi phí thuê mặt bằng

Khi kinh doanh quán ăn, việc tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mỗi mô hình và quy mô quán ăn, nhà hàng đòi hỏi một diện tích mặt bằng khác nhau. Các yếu tố như diện tích, vị trí và tiện ích của mặt bằng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí thuê mặt bằng. 

Nếu bạn lựa chọn một mặt bằng đẹp, vị trí đắc địa có thể sẽ cần một khoản phí thuê lớn. Tuy nhiên, mặt bằng với vị trí thuận lợi và hấp dẫn sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của quán ăn của bạn.

Xem thêm  Mách bạn 15 phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả tối đa

Thường thì chi phí thuê sẽ chiếm khoảng 25% tổng chi phí trong bảng dự toán chi phí mở quán. khi đàm phán hợp đồng thuê mặt bằng, đối tác thường yêu cầu bạn đặt cọc trước từ 6 tháng đến 1 năm và thời hạn hợp đồng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. Do đó, rất quan trọng để bạn có một dự trù kinh phí hợp lý để đáp ứng các yêu cầu này.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 2
Thuê mặt bằng có vị trí thuận lợi sẽ cần một khoản chi lớn

Chi phí thiết kế và trang trí quán

Khi đã lựa chọn được địa điểm ưng ý, bước tiếp theo chính là thiết kế và trang trí quán ăn. Đối với quán ăn nhỏ, không cần phải đầu tư quá nhiều vào thiết kế không gian và trang trí, do đó chi phí mở quán ăn nhỏ không quá lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chi trả một số khoản chi thiết kế không gian đơn giản như sắp xếp bàn ghế, cửa ra vào, sơn tường và mua các vật dụng trang trí đơn giản,…

Ngoài ra, khi chọn phong cách cho quán, bạn cần lựa chọn đồ nội thất phù hợp. Hãy tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy, có số lượng lớn và chất lượng để có thể tận dụng được những chính sách ưu đãi phù hợp hơn.

Chi phí mua nguyên liệu

Chi phí mua nguyên liệu để kinh doanh quán ăn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và các món ăn bạn lựa chọn. Công thức thông thường được áp dụng để tính toán chi phí nguyên vật liệu chính là chi phí nguyên liệu cấu thành món ăn/0,35. Tỷ lệ này thường dao động từ 30% đến 35% trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn. 

Đối với những bạn mới mở quán ăn, để tối ưu hóa chi phí hãy tìm kiếm đại lý cung cấp nguyên liệu, thịt trâu tươi, thịt gà, thịt heo… uy tín, chất lượng và có chính sách ưu đãi tốt.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 3
Chi phí mua nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào loại hình bạn lựa chọn

Chi phí thuê nhân viên

Nếu thuê nhân viên, quán ăn nhỏ cần ít nhất 1-2 đầu bếp và 2-3 nhân viên phục vụ, bưng bê, cùng với 1 bảo vệ, 1 quản lý và thu ngân. Chi phí thuê nhân công hiện nay dao động từ 4-7 triệu đồng/người. Đối với quán ăn nhỏ từ 5-7 nhân viên, chi phí thuê có thể sẽ rơi vào khoảng 20-50 triệu đồng/tháng.

Chi phí thuê nhân công là một phần quan trọng trong chi phí khai trương quán ăn nhỏ. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ về việc tuyển dụng nhân viên để phù hợp với tình hình kinh doanh của quán, tránh tình trạng thiếu nhân viên khi có nhiều khách đến hoặc lãng phí nhân sự khi khách hàng ít.

Xem thêm  Học cách bảo quản phô mai các loại để không bị hỏng tại nhà

Chi phí dụng cụ, công cụ phục vụ kinh doanh

Chi phí nguyên vật liệu trong kinh doanh của bạn sẽ thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh của quán. Để chuẩn bị mua các vật liệu, bạn cần tính toán chi phí cho bát, đũa, khay đựng thức ăn, các dụng cụ ăn uống và các công cụ phòng bếp phục vụ việc nấu ăn như máy xay thịt, máy cưa xương,… Để tối ưu hóa chi phí, bạn hãy cố gắng giữ mức chi phí nguyên vật liệu ở mức khoảng 10% tổng chi phí.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 4
Chi phí nguyên vật liệu thường sẽ chiếm khoảng 10% tổng chi phí

Chi phí Marketing

Để thu hút khách hàng đến quán ăn của bạn, trước khi mở cửa, cần thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu. Cách truyền thống là phát tờ rơi xung quanh khu vực, treo banner thông báo chương trình khuyến mãi và ưu đãi khai trương. Chi phí cho các hoạt động này thường từ 5-10 triệu đồng, bao gồm thiết kế, in ấn và thuê nhân viên phát tờ rơi. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện quảng cáo thương hiệu qua internet và mạng xã hội để nhiều người biết đến quán ăn của bạn hơn. Cách này có thể sẽ giảm bớt chi phí in ấn, nhưng bạn cần phải đầu tư tốt về mặt hình ảnh để thu hút người xem trên các nền tảng mạng xã hội.  

Chi phí phát sinh khác

Ngoài những chi phí đã đề cập, việc xây dựng bảng dự toán chi phí mở quán ăn cần bao gồm các khoản phí phát sinh khác như bảo hiểm, chi phí quan hệ kinh doanh và nhiều yếu tố khác. Những chi phí này không cố định và phụ thuộc vào tình hình thực tế của quán, thường chiếm khoảng 2-3% tổng chi phí đầu tư.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 5
Chi phí phát sinh khác như bảo hiểm, chi phí quan hệ kinh doanh

Những điều cần lưu ý giúp tiết kiệm chi phí mở quán

Trên thực tế, khi bắt đầu kinh doanh quán ăn, thường có sai số so với bảng dự toán chi phí mở quán ăn ban đầu. Để tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro, dưới đây là những lưu ý bạn có thể tham khảo.

Giá bán ổn định

Giữ giá bán ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì khách hàng trong các quán ăn nhỏ. Điều này giúp quán ăn đạt được lợi nhuận. Khách hàng thường không thích sự thay đổi giá thường xuyên. Do đó, để không mất khách hàng, chủ quán cần đưa ra mức giá phù hợp ngay từ đầu hoặc hạn chế việc thay đổi giá trong quá trình kinh doanh.

Xem thêm  Top 3 máy hàn miệng túi PE và bảng giá mới nhất 2023

Tương tự, chủ quán cũng không nên đặt giá bán quá thấp ban đầu. Điều này có thể dẫn đến lỗ vốn và khó khăn trong việc phục hồi và tăng vốn.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 6
Bạn cần đưa ra mức giá phù hợp ngay từ đầu để có khách hàng quen

Chất lượng phục vụ

Để giữ chân khách hàng và tạo sự trung thành, chủ quán cần tạo lợi thế cạnh tranh cho quán ăn, đặc biệt là tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng. Cách để làm điều này bao gồm:

  • Đào tạo nhân viên phục vụ để họ trở nên tận tâm, vui vẻ và chu đáo.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh với khách hàng một cách lịch sự, không quát mắng hay làm phiền khách hàng trong quán ăn.

Dụng cụ bền bỉ

Để giảm chi phí hàng tháng của quán ăn, việc sử dụng các dụng cụ bền bỉ và chất lượng cao như máy thái thịt, máy xay thịt và máy cưa xương là rất quan trọng. Những dụng cụ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian trong việc chế biến món ăn mà còn giảm sức lao động. 

Thay vì tuyển dụng nhiều nhân viên để thực hiện các công việc như thái thịt hay cưa xương, bạn có thể dễ dàng sử dụng các máy móc tự động. Đồng thời, những loại máy này còn giúp bảo quản nguyên liệu tốt hơn, tránh lãng phí và hao hụt. Chung quy lại, sử dụng các dụng cụ hiện đại, chất lượng sẽ giúp bạn giảm đáng kể các khoản chi hàng tháng và tăng cường hiệu suất toàn bộ hoạt động của quán ăn.

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Quán ăn 7
Dùng các dụng cụ bền bỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và sức lao động

Kết luận

Bảng dự toán chi phí mở quán ăn chi tiết đối với những người mới bắt đầu là một công cụ hữu ích để lập kế hoạch tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bạn cần xem xét nhiều yếu tố như vị trí, diện tích, thiết kế, trang thiết bị, nguyên liệu, nhân sự, quảng cáo… để có được bảng dự toán chi phí chính xác và hợp lý. 

Để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, bạn nên tìm hiểu và mua các sản phẩm máy thái thịt, máy cưa xương, máy xay thịt của Điện Máy Đại Nam. Đây là nhà cung cấp uy tín và chuyên nghiệp về các thiết bị công nghiệp với nhiều mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh và chế độ bảo hành tốt. Hãy liên hệ với Điện Máy Đại Nam ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

ĐIỆN MÁY ĐẠI NAM 0968637088 0949281818