Cơm tấm là món ăn bình dân nhưng vô cùng nổi tiếng tại Sài Gòn. Hiện nay, các cửa hàng cơm tấm xuất hiện rất trên khắp cả nước hình chữ S. Đây là một ý tưởng kinh doanh cho những ai muốn khởi nghiệp với mô hình quán ăn. Vậy mở quán cơm tấm cần chuẩn bị gì? Cùng Điện máy Đại Nam tham khảo các kinh nghiệm sau đây để tích lũy bài học kinh doanh cho mình nhé.
Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng.
Để thành công trong việc kinh doanh quán cơm tấm, bạn cần thực hiện các bước sau để nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường cơm tấm trong khu vực của bạn, bao gồm số lượng quán cơm tấm khác, giá cả và các dịch vụ, sản phẩm khác được cung cấp.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đánh giá và so sánh các quán cơm tấm khác trong khu vực để biết được những điểm mạnh và điểm yếu của họ.
- Xác định khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn bao gồm độ tuổi, thu nhập, xu hướng ẩm thực… từ đó tạo ra một bản mô tả chi tiết về khách hàng mục tiêu.
- Phát triển kế hoạch marketing: Dựa trên bản mô tả khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ, phát triển một kế hoạch marketing để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng đến quán của bạn.
Chi phí để mở quán cơm tấm là bao nhiêu?
Chi phí để mở quán cơm tấm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Để mở quán cơm tấm thì bạn cần phải tìm địa điểm để thuê mặt bằng. Diện tích để mở một quán cơm là từ 70 – 100 m2. Dựa vào địa điểm thuê mặt bằng và các tỉnh thành mà giá thuê sẽ khác nhau. Giá thuê mặt bằng trung bình hiện nay sẽ dao động khoảng từ 5 – 10 triệu/tháng
Tuy nhiên, khi thuê mặt bằng các chủ nhà sẽ yêu cầu đặt cọc tối thiểu là 3 tháng. Như vậy, số tiền bạn phải chuẩn bị cho việc thuê mặt bằng kinh doanh là khoảng 15 – 30 triệu.
Do đó, khi thuê địa điểm mặt bằng kinh doanh hay nghiên cứu thật kỹ lưỡng nhé. Đồng thời, khi ký kết hợp đồng đọc thật kỹ các điều khoản để đảm bảo quyền lợi.
Chi phí sửa chữa, trang trí
Chi phí sửa chữa và trang trí quán cơm văn phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của quán, mức độ sửa chữa, loại vật liệu và phong cách trang trí mong muốn.Tuy nhiên, những chi phí cơ bản có thể bao gồm sơn, sửa lại vách ngăn hoặc sàn nhà, nâng cấp hệ thống điện nước, trang trí thảm trải sàn, đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ và đèn chiếu sáng.
Chi phí trang thiết bị và dụng cụ bán hàng
Ngoài chi phí thuê mặt bằng bạn cần phải mua các vật dụng hỗ trợ bán hàng như:
- Đầu tư các vật dụng để nấu nướng như: tủ nấu cơm công nghiệp, máy thái thịt, máy thái rau củ quả.
- Vật dụng trưng bày và bảo quản các món ăn
- Dụng cụ dự trữ thực phẩm như: tủ lạnh và tủ mát
- Đầu tư bàn ghế, bát đũa, rổ giá đựng và các vật dụng khác
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí mua nguyên vật liệu để mở quán cơm tấm sẽ phụ thuộc vào số lượng và loại nguyên vật liệu. Tuy nhiên, để tính toán cho đơn giản, có thể ước lượng để mua các nguyên vật liệu cơ bản như gạo, thịt, rau, sả, dầu ăn, gia vị và các loại nước chấm. Tùy thuộc vào việc mở quán lớn hay nhỏ, chi phí này có thể tăng hoặc giảm.
Chi phí dự trù
Ngoài các chi phí trên thì quá trình mở quán cơm tấm sẽ phát sinh thêm những khoản chi phí khác như: chi phí sửa chữa, chi phí duy trì hoạt động… Do đó bạn nên có thêm một khoản chi phí để dự trù để phòng các trường hợp phát sinh.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi thuê mặt bằng và chuẩn bị đầy đủ thủ tục giấy tờ, bạn cần đến Ủy ban nhân dân phường hoặc xã để đăng ký kinh doanh và làm giấy phép kinh doanh. Quy trình đăng ký khác nhau tùy theo từng địa phương và ngành nghề kinh doanh, Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, địa chỉ, v.v.. để đăng ký thành công.
Bí quyết mở quán cơm tấm đông thành công.
Để mở quán cơm tấm đông khách, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
- Tìm địa điểm thuận lợi: Điều quan trọng nhất đối với quán cơm tấm là địa điểm. Nên tìm một vị trí đắc địa, phù hợp với hình thức kinh doanh của bạn và thuận tiện cho khách hàng.
- Chất lượng món ăn: Để thu hút khách hàng quay lại, bạn cần đảm bảo chất lượng của từng món ăn, nguyên liệu phải tươi mới, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giá cả hợp lý: Để giữ được khách hàng, bạn cần đưa ra một chính sách giá cả hợp lý, không quá cao mà vẫn đảm bảo chất lượng món ăn.
- Công nghệ tiên tiến: Để tăng tính chuyên nghiệp và hiện đại của quán, bạn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, ví dụ như trang bị máy tính để quản lý, đặt hàng, thanh toán…
- Quảng cáo hiệu quả: Quảng cáo là cách để khách hàng biết đến quán của bạn. Bạn có thể quảng cáo trên mạng xã hội, tạp chí, hoặc phát tờ rơi để thu hút khách hàng mới.
Trên đây là một số bí quyết mở quán cơm tấm. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu mua tủ cơm công nghiệp, máy thái thịt,…thì có thể liên hệ Điện máy Đại Nam để được tư vấn chọn mua trang thiết bị phù hợp và chất lượng tốt nhất.