Kinh doanh cơm văn phòng đang đang là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên không phải ai mở quán cơm văn phòng cũng thành công bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không có kinh nghiệm mở quán. Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu thêm kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng cho mình nhé.
Tại sao nên kinh doanh quán cơm văn phòng
Việc kinh doanh quán cơm văn phòng có thể một ý tưởng tiềm năng, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Xem xét các yếu tố bao gồm địa điểm, mô hình kinh doanh, nguồn vốn, đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh tại khu vực đó. Nên tìm kiếm thông tin thị trường và định hướng mục tiêu khách hàng để xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Nếu quyết định kinh doanh quán cơm văn phòng, bạn phải chú ý đến chất lượng thực phẩm, giá cả hợp lý và đa dạng về menu để thu hút khách hàng.
Chi phí để mở quán cơm văn phòng
Chi phí để mở quán cơm văn phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Chi phí mặt bằng kinh doanh
Chi phí để thuê mặt bằng quán cơm có thể khác nhau tùy vào vị trí và kích thước của mặt bằng. Tuy nhiên, trung bình thì chi phí thuê một mặt bằng quán cơm có diện tích khoảng 50-100m2 tại các khu vực trung tâm thành phố thường dao động từ 10 đến 50 triệu đồng mỗi tháng. Để có mức chi phí chính xác hơn, cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, mức độ cạnh tranh, tiềm năng kinh doanh, ưu đãi giá thuê của chủ sở hữu,…
Chi phí sửa chữa, trang trí
Chi phí sửa chữa và trang trí quán cơm văn phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của quán, mức độ cần sửa chữa, loại vật liệu và phong cách trang trí mong muốn.
Tuy nhiên, những chi phí cơ bản có thể bao gồm sơn, sửa lại vách ngăn hoặc sàn nhà, nâng cấp hệ thống điện nước, trang trí thảm trải sàn, đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ và đèn chiếu sáng.
Chi phí trang thiết bị bán hàng
Tủ nấu cơm công nghiệp là thiết bị không thể thiếu khi nấu cơm số lượng khu công nghiệp hoặc các tổ chức lớn. Nhiều chủ kinh doanh quán cơm chọn mua tủ cơm công nghiệp là bởi các công dụng của bếp như:
- Khả năng nấu cơm nhanh với số lượng gạo lớn
- Chất lượng cơm nấu đạt chuẩn, không bị nhão nhoét, vón cục hay khê cháy, …
- Có khả năng sử dụng hấp chín nhiều loại thực phẩm khác
- Đa dạng mẫu mã và kích thước lựa chọn, phù hợp nhất với quy mô kinh doanh quán cơm
- Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức nấu, hấp các loại thực phẩm khác
Bàn ghế, kệ, tủ chạn
Chi phí mua bàn ghế, tủ chạn và các thiết bị cho quán cơm văn phòng sẽ phụ thuộc vào số lượng và chất liệu của từng sản phẩm. Với một bộ bàn ghế inox dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/bộ, bộ bàn ghế gỗ sẽ có mức giá đắt hơn từ 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ/ bộ. Khi mới mở quán cơm văn phòng nên đầu tư 8 – 12 bộ bàn ghế để đáp ứng được số lượng khách hàng …
Ngoài ra, khi mở quán cơm văn phòng kinh doanh nên bố trí hệ thống thông gió và hệ thống làm mát như quạt điện, hoặc điều hòa để phục vụ khách hàng trong những ngày nắng nóng.
Bát đũa và các dụng cụ khác
Bát đũa là dụng cụ không thể thiếu trong quán cơm văn phòng, ngoài bát đũa, các dụng cụ hỗ trợ cũng rất quan trọng như chén, dĩa, thìa, đũa, muỗng, dao, tô, ly nước… góp phần xây dựng thương hiệu cho cơ sở. Ngoài ra, nên chú ý đến việc bảo quản vệ sinh đồ dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm
Chi phí nguyên vật liệu
Để việc kinh doanh đi vào thực thi, cần tìm cho mình mối nhập thực phẩm an toàn, đảm bảo và giá cả hợp lý. Ưu tiên nhập hàng những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Nên chọn thực phẩm 1 nơi, tránh lấy nhiều nơi khi nguồn gốc đến từ đâu.
Nguyên liệu thực phẩm đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ thì các dụng cụ nấu nướng, gia vị cũng cần an toàn, có nguồn gốc đảm bảo. Quy trình nấu nướng phải đạt chuẩn dùng găng tay, nước sạch để khách hàng cảm thấy tin tưởng nhiều hơn.
Chi phí vốn dự trù
Để tính toán chi phí vốn dự trù cho quán cơm văn phòng, bạn cần xác định các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Tính toán chi phí các loại nguyên vật liệu sử dụng để nấu ăn,
- Chi phí lao động: Tính toán chi phí lương cho các nhân viên như đầu bếp, phục vụ, nhân viên vệ sinh, quản lý, …
- Chi phí điện, nước: Tính toán chi phí điện, nước tiêu thụ trong quá trình hoạt động.
- Chi phí thuê/ mua bảo quản thực phẩm: Chi phí thuê hoặc mua tủ đông, tủ mát để bảo quản thực phẩm.
Xác định đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng dùng cơm văn phòng thường là những người đi làm văn phòng, công sở, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là những người có lối sống bận rộn, thường xuyên phải vắng nhà từ sáng đến chiều, do đó họ cần một giải pháp ăn uống nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo chất lượng.
- Giá 15.000đ – 25.000đ là dành cho đối tượng thu nhập thấp.
- Giá 25.000đ – 35.000đ là đối tượng thu nhập trung bình.
- Giá 40.000đ – 60.000đ là dành cho đối tượng thu nhập cao.
Hy vọng rằng, những kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng mà bài viết trên đưa ra sẽ giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh một cách thuận lợi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm như nồi nấu phở, các thiết bị nhà hàng, máy cưa xương….thì hãy hệ với Điện máy Đại Nam để được tư vấn chọn mua trang thiết bị phù hợp, chất lượng tốt nhất.